Góp ý dự thảo Quy hoạch Lâm Đồng 2021-2030

Thực hiện Văn bản số 6685/UBND-TH; ngày 07/9/2022 của UBND tỉnh về việc góp ý dự thảo Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi nghiên cứu nội dung dự thảo và nội dung của các báo cáo chuyên đề có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

Góp ý dự thảo Quy hoạch Lâm Đồng 2021-2030

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh

Đề nghị xem xét bổ sung, điều chỉnh và cập nhật các nội dung sau:

– Phần mở đầu:

+ Tại mục 1 phần I: nêu rõ loại quy hoạch mới hoặc điều chỉnh quy hoạch.

+ Tại mục 2 phần I: chỉ nêu cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng quy hoạch.

+ Tại mục 1 phần II: bổ sung tên cơ quan ban hành văn bản.

+ Tại mục 2.3 phần II: nêu rõ tài liệu, dữ liệu sẵn có; tài liệu, dữ liệu được thu thập bổ sung; tài liệu, dữ liệu được tạo lập bởi cơ quan lập quy hoạch, của đơn vị tư vấn về ĐMC.

– Chương I

+ Tại mục IV: chỉ liệt kê các nội dung của Quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường.

+ Các tỷ lệ và quan điểm, mục tiêu đề nghị bám theo Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 09/6/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

+ Tại mục 5.1- Phân vùng môi trường: đề nghị bổ sung thêm các di sản thiên nhiên, khu xử lý chất thải rắn tập trung.

+ Xem xét các đoạn sông phân vùng xả thải.

+ Bảng 1.5: bám sát theo Điều 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chỉ tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường để phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải cho phù hợp.

Cần đưa hết các nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng lõi của đi sản thiên nhiên, khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử – văn hóa, … Bỗ sung vùng đất ngập nước quan trọng vào vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

– Chương 2:

+ Tại mục 1: mô tả tổng quát hiện trạng, diễn viên chất lượng từng thành phần môi trường có khả năng tác động bởi quy hoạch. Lưu ý: chỉ tập trung vào đối tượng có khả năng chịu tác động bởi việc thực hiện quy hoạch; số liệu phải có chuỗi thời gian ít nhất 05 năm tính đến thời điểm thực hiện ĐMC; thông tin, số liệu phải được chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu sẵn có (tham khảo).

+ Tại mục 2.1: mô tả khái quát đặc điểm của các hệ sinh thái tự nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, … Cập nhật các di tích, danh lam thắng cảnh.

+ Tại mục 2.2: bổ sung danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

+ Tại mục 3.1: bổ sung hoạt động khai khoáng, giao thông, y tế,…

– Chương 3:

+ Tại mục 1.1: chỉ nêu các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng.

+ Các tỷ lệ đề nghị bám theo Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 09/6/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

+ Sắp xếp lại các vấn đề môi trường chính như sau: (1) nguy cơ suy giảm chất lượng nước; (2) nguy cơ gia tăng chất thải rắn; (3) nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học; (4) nguy cơ suy giảm chất lượng đất; (5) nguy cơ suy giảm chất lượng không khí.

– Chương 4:

+ Tại mục I: bổ sung nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến phương án tổ chức thực hiện, cơ quan chủ trì thực hiện và cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

+ Tại mục 2.2: bám sát theo Điều 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chỉ tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường để phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải cho phù hợp.

– Tài liệu tham khảo: liệt kê đầy đủ các tài liệu được tham khảo trong quá trình ĐMC và lập báo cáo ĐMC.

– Chỉnh sửa các nội dung tương tự như nội dung tại mục 2 – Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Phương án bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học

– Cập nhật và chỉnh sửa số liệu tại Bảng 8. Tình hình phát sinh nước thải tại CCN, cụ thể: CCN Ka Đô, huyện Đơn Dương là 119.887 m3/ngày, CCN Lộc Thăng là 7m3/ngày, CCN Phát Chỉ là 111,64 m3/ngày.

– Sức ép của hoạt động xây dựng: đề nghị bổ sung rác thải xây dựng chưa có quy hoạch bãi chứa.

– Trang 23: Phát thải khí nhà kính từ điện năng tiêu thụ, đề nghị đánh giá lại do trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhà máy thủy điện nên phát sinh ít khí nhà kính.

– Trang 27 – Ngành trồng trọt: đề nghị lược bỏ nội dung không liên quan đến đặc điểm tỉnh Lâm Đồng “Việc thâm canh mùa vụ làm tăng nhanh khối lượng phế phụ phẩm sau thu hoạch như rơm, rạ… Biện pháp xử lý đối với loại chất thải này chủ yếu là đốt ngoài đồng ruộng, tạo nên các luồng khói chứa CO, CO2, NOx, bụi,… ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí”.

– Đối với phân vùng “Vùng bảo vệ nghiêm ngặt”:

+ Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang chỉ quy định đối với vùng

+ Bổ sung Khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử – văn hóa.

– Đối với phân vùng “Vùng hạn chế phát thải ”:

+ Đề nghị bổ sung Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt; Vùng đất ngập nước quan trọng đã được xác định theo quy định của pháp luật; Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; diện tích rừng do các chủ rừng nhà nước và tư nhân quản lý.

+ Tại các lưu vực như là: lưu vực sông Cam Ly, sông Đạ Dâng, sông Đa Nhim, sông Đạ Huoai, sông chính Đồng Nai, sông La Ngà, sông Krông Nô phải được hạn chế xả nước thải lưu lượng lớn, các nguồn thải phải được xử lý đạt cột A của quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT hoặc các quy chuẩn tương ứng khi xả thải vào các đoạn sông, hồ phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt. Các khu vực còn lại thực hiện theo phân vùng xả thải theo quy định.

– Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng: bám sát theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trang 129: Bảng 1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2030, đề nghị bám sát theo Nghị quyết 10/NQ-TU ngày 2/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

– Trang 130: báo cáo đang mô tả về rừng đặc dụng nhưng Bảng 59 lại liệt kê danh sách các khu bảo tồn tỉnh Lâm Đồng.

– Bổ sung xác định phương án phát triển các khu xử lý chất thải tập trung theo quy định tại điểm d khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP và xác định phương án thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

Phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai

– Cập nhật, rà soát ranh giới quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh phù hợp chỉ tiêu quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 và theo quy định của Luật Lâm nghiệp.

– Tuân thủ theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 trên địa bàn 12 huyện thành phố thuộc tỉnh đã được UBND tỉnh phân bề tại Văn bản số 3654/UBND-ĐC ngày 26/5/2022. Đề nghị cập nhật đầy đủ danh mục, diện tích của các công trình, dự án trọng điểm của từng địa phương.

– Đối với những công trình Quốc phòng, An ninh: thể hiện chỉ tiêu sử dụng đất và những vị trí những công trình được cho phép.

– Cân đối bổ sung danh mục KCN Nam Lâm Đồng (huyện Đạ Tẻh) diện tích 500 ha; KCN Tân Rai (huyện Bảo Lâm) diện tích 500 ha và KCN Lộc Châu — Đại Lào (thành phố Bảo Lộc) diện tích 180 ha.

– Bản đồ thể hiện trên nền địa lý, nền hành chính hoặc nên hiện trạng sử dụng đất (làm trắng mờ).

– Trên nền bản đồ thể hiện các phương án Quy hoạch (dạng điểm, có chú dẫn) chính như sau:

+ Thể hiện quy hoạch các tuyến giao thông, ký hiệu hướng tuyến (Cao tốc, Quốc lộ, Tỉnh lộ);

+ Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

+ Quy hoạch các khu tổ hợp nghỉ dưỡng, sân golf; khu liên hợp thể thao;

+ Ranh giới quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

+ Quy hoạch các điểm mỏ khoáng sản;

+ Khu vực đất Quốc phòng, An ninh (thê hiện các công trình được cấp có thẩm quyền cho phép; thể hiện ký hiệu, không thể hiện tên công trình đối với các công trình còn lại);

+ Các hồ chứa lớn; Các sông chính;

+ Các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp Quốc gia;

+ Các công trình đặc thù của tỉnh;

+ Các công trình, dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận phạm vi ranh giới, chấp thuận chủ trương đầu tư;

Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030

– Do tài liệu Hồ sơ lấy ý kiến theo đường dẫn tại văn bản số 6685⁄UBND-KHI ngày 07/9/2022 của UBND tỉnh đối với phần Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh chỉ là lời dẫn mà không có danh mục các vị trí, tọa độ khép góc, diện tích khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản cũng như bản đồ file mềm trong thời kỳ quy hoạch, do đó Sở Tài nguyên và Môi trường không có cơ sở để xem xét, góp ý.

– Đề nghị Liên danh tư vấn GITAD xem xét đưa các vị trí, khu vực Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp gửi đơn vị tư vẫn để đưa vào Phương án khoáng sản tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định (Sở Tài nguyên và Môi trường đã thống kê và tổng hợp lại theo văn bản số 2446/STNMT-KS&TNN ngày 27/9/2022).

– Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 5 năm, tầm nhìn 10 năm. Do đó, xem xét sự phù hợp kỳ quy hoạch của dự thảo với quy định nêu trên.

– Trong Phương án việc dự báo nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng trong kỳ quy hoạch phải được xem xét kỹ để tránh trường hợp có mỏ vật liệu nhưng không thể cấp do không nằm trong kỳ, trong khi nhu cầu thị trường đang rất cần (đề nghị đưa tất cả các mỏ vào giai đoạn 2021-2030).

– Phương án khoáng sản phải có các nội dung theo khoản 4 Điều 11 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

– Đề nghị lồng ghép, rà soát các quy hoạch khoáng sản của trung ương, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để tránh việc quy hoạch của địa phương trùng lặp với các quy hoạch của trung ương và phù hợp với quy định. “Trên đây là ý kiến góp ý của Sở Tài nguyên và Môi trường về dự thảo Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp.

Để nhận thêm nhiều thông tin về tình hình đất Bảo Lộc hãy truy cập https://minhbachland.com/tin-tuc/ hoặc liên hệ với Minh Bạch Land:


MINHBACHLAND.COM.VN

Trụ Sở: 264 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0931.555.959

Email: minhbachland@gmail.com

Website: minhbachland.com

Minh Bạch Land

Công ty TNHH Minh Bạch Land được thành lập từ năm 2015. Sau gần 5 năm hình thành và phát triển, đến nay Trí An Land đã khẳng định được uy tín và năng lực cạnh tranh hàng đầu trong ngành tư vấn, phân phối Bất động sản tại Việt Nam.. Với tôn chỉ hoạt động: Trọn chữ TÍN, vẹn niềm TIN, chúng tôi đã nỗ lực trở thành kênh tư vấn tin cậy, mang đến cho khách hàng những dự án, sản phẩm đầu tư chất lượng và tiềm năng sinh lời cao nhất.