Thực hiện Văn bản số 4146/UBND-VX4 ngày 06/6/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc báo cáo thực trạng việc quản lý, sử dụng đất đai tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc báo cáo như sau:
Khái quát, đặc điểm, tình hình
1. Đặc điểm, tình hình về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Bảo Lộc
Thành phố Bảo Lộc được thành lập theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 8/4/2010 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số, các đơn vị hành chính của thị xã Bảo Lộc. Thành phố là đô thị miền núi Tây Nguyên, nằm trên Cao nguyên Di Linh, phía Tây nam của tỉnh Lâm Đồng.
Thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị hành chính bao gồm 06 phường và 05 xã, tổng dân số 158.065 người; với hơn 23 dân tộc anh em chung sống bao gồm: dân tộc Kinh, Cơ ho, Châu Mạ, Tày, Nùng, Thái….; trong đó dân tộc thiểu số là 5.102 người, chiếm 3.16% dân số toàn thành phố. Bảo Lộc, có đông đồng bào theo các tôn giáo; hiện có 4 tôn giáo chính, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành và Cao Đài. Tổng số tín đồ là 106.598, chiếm 67,4% dân số toàn thành phố.
Tình hình tín ngưỡng
Trên địa bàn thành phố hiện có 06 cơ sở tín ngưỡng, gồm: – Có 3 Đình, gồm có: Đình làng Kon Hinh – phường B’ Lao, Đình Đạ Lao – xã Lộc Châu và Đình Làng – xã Lộc Nga: Đình làng là nơi hội họp, diễn ra các hoạt động văn hóa – văn nghệ, lưu giữ nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp và còn là hiện thân của tình đoàn kết cộng đồng, một trong số hoạt động đó là: thờ cúng các Vua Hùngvào ngày 10 tháng 3 âm lịch; ngày 25 tháng chạp, 07 tháng riêng Lễ hạ nêu,… – Có 3 Đền: Đền Cậu Đồi Lam Sơn – phường Lộc Sơn; Đền thờ Chúa Lục – phường Lộc Phát và Đền Tân Việt – xã Đam Bri:chủ yếu là thờ Mẫu thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, thờ Phật, thánh nhân vào các ngày 01, ngày rằm…;
Bên cạnh các hoạt động tín ngưỡng thuần túy, thời gian qua trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng mê tí dị đoan, xem bói toán, cúng yên tại ngã ba đường, đốt, rãi vàng mã vẫn còn xảy ra ở một số nơi vào các ngày lễ, tết…
Tình hình tôn giáo
– Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 84 cơ sở thờ tự hợp pháp (Công giáo: 65, Phật giáo: 14, Cao đài: 02 và Tin Lành: 02) và 48 cơ sở thờ tự không hợp pháp (Công giáo: 30, Phật giáo: 14, Tin Lành: 04).
– Dòng tu tham gia hoạt động xã hội hóa và dạy nghề: 30 cơ sở, trong đó:
+ Trường Mầm non: 13 cơ sở; + Các nhóm trẻ: 16 cơ sở.
+ Cơ sở tham gia dạy nghề: 01 cơ sở.
– Cơ sở bảo trợ xã hội liên quan đến tôn giáo: 05 cơ sở, trong đó: + Cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật: 02 cơ sở; + Cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi: 02 cơ sở; + Trung tâm bảo trợ xã hội: 01 cơ sở.
Tình hình chức sắc, chức việc
Số chức sắc là 84 người, trong đó: Công giáo 65 người, Phật giáo 14 người, Tin Lành 02 người và Cao đài 03 người. Qua số liệu thống kê cho thấy, thành phố Bảo Lộc là địa phương có số lượng đồng bào theo các tôn giáo đông, nhất là công giáo và các dòng tu có trụ sở Trung ương đặt tại địa phương nên có nhiều thuận lợi. Sinh hoạt tín ngưỡng diễn ra tương dối ổn định. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm, tình hình về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Bảo Lộc
Công tác quản lý nhà, đất liên quan đến tôn giáo trên địa bàn thành phố Bảo Lộc được UBND thành phố, cấp xã, các đơn vị liên quan quan tâm thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từng bước đảm bảo nhu cầu về nhà, đất và nơi sinh hoạt tôn giáo cho chức sắc, tín đồ các tổ chức tôn giáo.
Thực hiện công tác phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn thành phố, việc giao đất, cấp GCNQSD đất tôn giáo do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định trên cơ sở lấy ý kiến của UBND thành phố (qua phòng Nội vụ, phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp xã).
Kết quả đến nay, về cơ bản các cơ sở tôn giáo hoạt động hợp pháp đã được giao đất, cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật; đa số các cơ sở tôn giáo đã chấp hành tốt việc sử dụng đất, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự đúng quy định. Tính đến tháng 6/2022, UBND thành phố thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh đã triển khai giao đất, cấp GCNQSD đất cho:
– Cơ sở tín ngưỡng 06 với tổng diện tích 8.805 m2, cụ thể: Đình 2.669 m2; Đền 6.136 m2, trong đó: 05/6 cơ sở tín ngưỡng chưa được giao đất, cấp GCNQSD đất, gồm: 02 Đình và 03 Đền.
– Cơ sở tôn giáo 84/128 với tổng diện tích 1.421,331m2, cụ thể: Công giáo 1.011,063m2; Phật giáo 390.293m2, Tin lành 13.202m2; Cao Đài 6.773m2.
Trong tổng diện tích đất được giao cho các cơ sở tôn giáo, có một phần diện tích đất được các cơ sở tôn giáo sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác như cơ sở hoạt động từ thiện, các trường mầm non tư thục…
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố hiện còn có 44 cơ sở tôn giáo chưa được giao đất, cấp GCNQSD đất, trong đó: Phật giáo: 17; Công giáo: 27, lý do: Một số cơ sở xây dựng trên đất nông nghiệp, đất chưa được cấp thẩm quyền giao xây dựng cơ sở tôn giáo…; một số là cơ sở mới được thành lập và đang trong quá trình lập hồ sơ xin giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Đính kèm các Phụ lục).
Đánh giá, thuận lợi, khó khăn
Đánh giá khái quát về quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và về đăng ký đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo nói riêng qua các thời kỳ Công tác quản lý, sử dụng đất cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố là một trong những nội dung được Thành ủy, UBND thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao trong thời gian qua.
Trên tinh thần chỉ đạo đó hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường đều có văn bản hướng dẫn UBND cấp xã rà soát bổ sung nhu cầu sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm khi có chủ trương của UBND tỉnh làm căn cứ cho việc giao đất cho các cơ sở tôn giáo đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Luật Đất đai và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo.
Kết quả đến nay, cơ bản các cơ sở tôn giáo hoạt động hợp pháp đã được giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật; đa số các cơ sở tôn giáo đã chấp hành tốt việc sử dụng đất, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số cơ sở tôn giáo chưa chấp hành tốt việc quản lý, sử dụng đất và xây dựng cơ sở thờ tự khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. 2. Thuận lợi, khó khăn trong thi hành chính sách, pháp luật về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và đăng lý đất đai; cấp GCN quyền sử dụng đất nói riêng.
Thuận lợi: Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà, đất liên quan đến tôn giáo được UBND thành phố chú trọng, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, phòng chức năng liên quan và UBND cấp xã rà soát tình hình quản lý sử dụng nhà, đất của các cơ sở tôn giáo cũng như việc quản lý, bố trí, sử dụng các cơ sở nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo của các cơ quan nhà nước được giao sử dụng, kịp thời chấn chỉnh những sai sót, không để xảy ra tranh chấp, khiếu nại, kiến nghị kéo 4 dài hình thành điểm nóng.
Công tác quản lý nhà, đất liên quan đến tôn giáo được UBND thành phố quan tâm thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từng bước đảm bảo nhu cầu về nhà, đất và nơi sinh hoạt tôn giáo cho chức sắc, tín đồ các tổ chức tôn giáo.
Thực hiện Luật Đất đai qua các thời kỳ (1993, 2003, 2013) và các quy định có liên quan, UBND thành phố đã ban hành các văn bảnhướng dẫn về công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, trong đó có quy định hạn mức đất xây dựng các công trình tôn giáo. UBND thành phố giao Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Nội vụ phối hợp với các đơn vị có liên quan và UBND cấp xãrà soát, thống kê tổng thể về tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có liên quan đến tôn giáo tại địa phương; những khó khăn vướng mắc về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; tình trạng kiến nghị, đòi lại cơ sở, tài sản có nguồn gốc tôn giáo tại địa phương, để từ đó có hướng giải quyết kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật.
Khó khăn: Bên cạnh đó, quá trình thực hiện Luật đất đai năm (1993, 2003, 2013) và các văn bản pháp luật về đất đai liên quan tín ngưỡng, tôn giáo còn một số khó khăn như: – Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, vướng mắc như trong quá trình sử dụng đất, một số cơ sở tôn giáo có tình trạng lấn chiếm vào đất công, đất rừng, đất trồng cây hàng năm, tự ý nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau ngày 01/7/2004 nhưng chưa được chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm. Một số thửa đất được kê khai là đất tôn giáo nhưng thực tế không có công trình xây dựng, hiện tại đang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc để hoang hóa nên không có căn cứ công nhận và cấp GCN theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Do số lượng tín đồ tại các cơ sở tôn giáo ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về cơ sở thờ tự lớn, trong khi đó, quỹ đất giao tôn giáo của địa phương còn hạn chế hoặc chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dung đất tôn giáo để bố trí giao đất, để xây dựng, mở rộng cơ sở thờ tự. Hơn nữa pháp luật về đất đai không có quy định, tiêu chí về hạn mức cho cơ sở tôn giáo mà tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của các cơ sở tôn giáo.
Việc quy hoạch tổng thể về sử dụng đất tôn giáo chưa được cơ quan chức năng hướng dẫn và quan tâm đúng mức. Chính vì thiếu quy hoạch cho nên mỗi khi tổ chức tôn giáo có nhu cầu xin cấp đất để xây dựng cơ sở thờ tự thì chính quyền địa phương rất lúng túng, bị động trong giải quyết.
Công tác quản lý về nhà, đất nói chung và tôn giáo nói riêng ở một số xã, phường còn hạn chế, do đó dẫn đến tình trạng xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự chưa đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo nhất là việc sử dụng đất đai của các cá nhân chưa được thực hiện thường xuyên liên tục.
Để nhận thêm nhiều thông tin về tình hình đất nền Bảo Lộc hãy truy cập https://minhbachland.com/tin-tuc/ hoặc liên hệ với Minh Bạch Land:
MINHBACHLAND.COM.VN
Trụ Sở: 264 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0931.555.959
Email: minhbachland@gmail.com
Website: minhbachland.com